Công bố Best Global Brands 2020; Ai là người thu lợi nhiều nhất trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ?

Dịch bệnh làm đảo lộn cuộc sống con người, đồng thời cũng tác động không hề nhỏ đến các vị trí xếp hạng của các thương hiệu trong năm 2020; tiếp đến ai sẽ là người thu lợi nhiều nhất trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ; Google giới thiệu tính năng mới cạnh tranh với các app tìm kiếm bài hát; sau cùng là tiêu điểm về các gamers có thể khiến bạn sẽ phải thay đổi quan điểm nhìn nhận về người chơi game. 

#1: Interbrand | 100 thương hiệu giá trị nhất toàn cầu năm 2020

Theo báo cáo của Interbrand – tổ chức xếp hạng thương hiệu toàn cầu, đã công bố top 100 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới năm 2020. Thương hiệu Apple vẫn giữ vững vị trí đầu bảng trong nhiều năm liền; các vị trí xếp hạng của thương hiệu cũng đã có sự thay đổi lớn do chịu tác động của dịch Covid-19. 
Trong thời kỳ dịch bệnh, người dân hạn chế ra ngoài và chuyển hướng sang các hoạt động online, khiến các thứ hạng của thương hiệu đã có sự thay đổi rõ rệt. Cổ phiếu của Amazon tăng trưởng đến gần 70%, vượt qua cả Google để chiếm lấy vị trí top 2. 
 
Ngoài ra, dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix tăng trưởng hơn 40%, từ vị trí 65 (năm 2019) đã tăng 24 bậc, xếp ở vị trí 41; dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify tăng 22 bậc, xếp ở vị trí 70; dịch vụ thanh toán điện tử như Paypal tăng 12 bậc, Visa tăng 10 bậc, Mastercard tăng 5 bậc; hãng game Nintendo tăng 13 bậc, xếp ở vị trí 76 nhờ vào hệ máy Switch được bán chạy nhất trong lịch sử của Nintendo; chốt bảng là phần mềm gọi trực tuyến Zoom – trở thành xu hướng không thể thiếu trong thời Covid, và đây cũng là lần đầu Zoom gia nhập vào bảng xếp hạng này. 
 
Bên cạnh đó, một vài thương hiệu phải hứng chịu thiệt hại của dịch bệnh mang lại như đại gia ngành thời trang nhanh Zara (giảm 6 bậc) ở vị trí 35 và H&M (giảm 7 bậc) ở vị trí 37. Hãng taxi công nghệ Uber năm nay tuột dốc 9 bậc, xếp ở vị trí 96, do doanh thu Q2 năm nay đã giảm gần 30% (YOY), khiến Uber có nguy cơ bị lọt khỏi top 100. 
 

#2: Ai sẽ là kẻ thắng người thua trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ?

Theo dự đoán của các nhà phân tích thì ngành quảng cáo năm nay sẽ có 2 điểm đáng chú ý:
 (1) Ngân sách cho quảng cáo chính trị có thể sẽ xác lập kỷ lục mới với con số $7 tỷ.
 (2) Hai tuần cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống sẽ là giai đoạn chi tiêu online “mạnh tay nhất” cho quảng cáo chính trị.
 
Trước đây, các khoản đầu tư chính trị vào cuộc bầu cử tháng 10 được xem là chi phí tiếp thị tạm thời; thế nhưng, do môi trường chính trị năm nay trở nên căng thẳng hơn, bị chia rẽ nhiều hơn khiến một số thương hiệu và Publishers cân nhắc rút khỏi hạng mục đầu tư chính trị trước khi cuộc bầu cử diễn ra, hoặc thậm chí ngừng chạy quảng cáo có liên quan, nhằm tránh sự phản đối gay gắt không lường trước được. 
 
Dưới đây là 3 kịch bản có thể xảy ra khi Advertisers hoặc Publishers tham gia trận chiến chính trị:
 
  1.  Quảng cáo thương hiệu và quảng cáo chính trị sẽ cạnh tranh với nhau để giành lấy inventory có hạn, khiến nguồn thu của Publishers được tăng lên đáng kể, nhưng lại gây áp lực lên ngân sách của Advertisers.
  2. Các thương hiệu lớn tạm thời tránh thể hiện quan điểm chính trị đến khi cuộc bầu cử kết thúc, khiến direct-response buyers (người mua quảng cáo trực tiếp) có thể mua được premium inventory với giá ưu đãi. Các thương hiệu lớn cũng sẽ linh hoạt điều chỉnh lại ngân sách cho mùa lễ mua sắm cuối năm sắp tới đây. Điều này giúp Publishers trở thành big winner khi hưởng lợi từ quảng cáo chính trị, DR buyers và mùa lễ mua sắm cuối năm.
  3. Publishers chơi chiến thuật phòng ngự bằng cách từ bỏ nguồn thu nhập từ quảng cáo chính trị, nhưng lại giúp quảng cáo thương hiệu có thể gia tăng độ phủ sóng mà không phải tranh giành với quảng cáo chính trị. Chiến thuật này giúp Publishers không những bảo vệ trải nghiệm của người dùng, mà còn có thể đảm bảo mối quan hệ lâu dài với người dùng.
 

#3: Muốn biết bài hát này tên gì đã có “Hum to Search”

Nhiều cải tiến mới đã được Google giới thiệu trong sự kiện Search On 2020 được diễn ra online, trong đó đáng chú ý nhất là công cụ tìm kiếm độc đáo “Hum to Search”, có tính năng gần giống với các loại app đang phổ biến hiện nay như Shazam, SoundHound. 
 
Người dùng chỉ cần nhấn vào biểu tượng micro trên thanh tìm kiếm và nói “bài hát này là gì?” hoặc “tìm kiếm bài hát”, sau đó chỉ cần ngân nga hoặc huýt sáo theo giai điệu từ 10 đến 15 giây, Google sẽ bắt đầu tìm kiếm bài hát. Nếu trong trường hợp bạn bị lạc tone hoặc không nhớ rõ giai điệu, Google sẽ sử dụng AI và đưa ra các lựa chọn bài hát có xác suất cao khớp với bài hát bạn đang muốn tìm kiếm. 

Ngoài ra, những điểm mới trong Google Maps cũng được cập nhật trong sự kiện. Bệnh dịch xảy ra khiến tình trạng kinh doanh của nhiều cửa hàng buộc phải thay đổi, Google sẽ thông qua dữ liệu mới nhất của 4-6 tuần để cập nhật chính xác hơn về thông tin kinh doanh của các cửa hàng. Google đồng thời thêm vào trạng thái “live busyness” tại các địa điểm kinh doanh ngay trên bản đồ mà không cần phải bấm chọn một cửa hàng nào đó mới có thể thấy được. 

#4: Đừng bỏ quên gamers - nhóm đối tượng có giá trị cao nhất là đây!

Dịch Covid-19 khiến nhiều người không thể ra khỏi nhà, và marketers một lần nữa dịch chuyển tầm ngắm đến các gamers khi thấy được các đặc điểm tiêu dùng cũng như giá trị của nhóm đối tượng này. Ngành công nghiệp game trong năm nay đã có sự tăng trưởng đáng kể, làn phân chia chơi game trên PC, tay cầm hay di động cũng dần bị mờ đi. Khi nhắc đến gamer, hình ảnh khuôn mẫu về người chơi game trước đây là “nam giới ở độ tuổi còn trẻ, thất nghiệp, chơi game với tay cầm cả ngày” cũng dần bị xoá bỏ đi. 
 
Ngày nay, khi nhắc đến gamer sẽ mang ý nghĩa rộng hơn khi chỉ một ai đó chơi game trên bất kỳ nền tảng nào. Người chơi game ngày nay sẽ được miêu tả chính xác hơn thông qua bài nghiên cứu “The Modern Mobile Gamer”, được thực hiện bởi AdColony trong năm 2020.
 (1) Người chơi game có tài chính dư dả 
Có đến 65% người chơi mobile game mỗi ngày có HI (household income: thu nhập hộ gia đình) hơn 250.000 USD.
 (2) Người chơi game ở mọi lứa tuổi
Hầu như mọi người đều nghĩ lứa tuổi chính của các gamers đều thuộc thế hệ Z từ 25 tuổi trở xuống, nhưng thực ra có hơn một nửa (53%) người chơi game mỗi ngày nằm trong độ tuổi từ 35-54. 
 (3) Giới tính người chơi game được chia đều 
Đối tượng chơi game mỗi ngày có đến một nửa là thuộc nữ giới, khiến đa số người khá kinh ngạc về kết quả này. 
 (4) Người chơi game có học vấn cao
Hơn 50% người chơi game mỗi ngày đều có học vấn cử nhân, thạc sĩ. Ngoài ra, trong số đối tượng tốt nghiệp đại học thì có đến 21% sở hữu Xbox, 25% có Playstation.

推薦文章區

Đăng ký thành công!

Click vào nút dưới để tải ngay

Kim chỉ nam cho hoạt động tiếp thị dịp Ngày của Mẹ 2023

Successfully SubmitTed !

Now you can click the button to download the
2023 The Rich Media Guide for Mother’s Day

提交成功!

現在您可以點選按鈕下載《2023 母親節致勝指南》

Submitted Successfully

Please click the button to download the report

Submitted Successfully

Please click the button to download the report

提交成功!

現在您可以點選按鈕下載《2023Q1 TenMax AdNeon 全新創意廣告版型應用書》

提交成功!

現在您可以點選按鈕下載 2022 創意廣告版型白皮書

提交成功!

現在您可以點選按鈕下載您感興趣的報告